Khẩu trang được xem là dụng cụ phòng hộ cá nhân, hỗ trợ phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, vì vậy cần sử dụng khẩu trang y tế chất lượng, đúng theo các tiêu chuẩn. Đối với khẩu trang vải dùng nhiều lần, khi xử lý ở nhà cần giặt, sát khuẩn thật kỹ càng - theo Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.
|
Ý thức sử dụng khẩu trang cá nhân được cải thiện đáng kể, đặc biệt ở nơi công cộng. |
Đeo khẩu trang ngoài việc giúp che nắng, bụi bẩn, khói thải…còn giúp người đeo ngăn chặn các mầm bệnh và tránh được một số bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Thông thường, các loại bệnh lây qua đường hô hấp bao gồm bệnh lây qua đường không khí và qua đường giọt bắn.
Theo ý kiến từ chuyên gia y tế, giọt bắn là giọt nhỏ li ti, có kích thước lớn hơn 5 micromet, phát sinh qua đường hô hấp khi nói, ho, hắt hơi… Các giọt này có kích thước lớn, tốc độ bắn ra khá nhanh và có thể rơi, bám vào bề mặt xung quanh, nên có khả năng văng vào mắt hoặc mũi người không mang khẩu trang hoặc không được bảo vệ an toàn trên bề mặt tiếp xúc. Các giọt này có phạm vi ảnh hưởng trong khoảng cách chừng 1m nên những trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh thường dễ bị lây bệnh. Ngoài ra, việc tiếp xúc qua trung gian bàn tay với vùng vi khuẩn gây bệnh cũng có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh khi sơ ý dùng tay tiếp xúc trở lại với mũi, miệng.
Các bệnh có thể lây theo đường giọt bắn như bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, bệnh lao, cúm mùa, Covid-19... Việc đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sẽ giúp ngăn ngừa, phòng tránh sự lây truyền bệnh hiệu quả. Bản thân bệnh nhân cũng cần mang khẩu trang để mầm bệnh không phát ra ngoài.
|
Đeo khẩu trang ngay cả khi không có mầm bệnh về hô hấp |
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang, loại chỉ dùng một lần như khẩu trang giấy, khẩu trang y tế hoặc loại có thể tái sử dụng nhiều lần như khẩu trang vải, khẩu trang chứa than hoạt tính... Khẩu trang vải thông thường đa phần chỉ có chức năng che nắng, che bụi hơn là chức năng phòng bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế tuy mỏng nhưng có vai trò quan trọng trong việc chống vi khuẩn phòng bệnh vì đã được tiệt trùng trước khi đưa ra thị trường.
|
Các loại khẩu trang y tế của Vina Mask sản xuất |
Các bước đeo khẩu trang đúng cách theo khuyến cáo của bộ y tế:
Để đảm bảo an toàn, khẩu trang y tế chỉ nên dùng một lần, không nên tái sử dụng dù là đã bảo quản an toàn. Khẩu trang có hai mặt là mặt bên trong và mặt bên ngoài, một khi bỏ vào túi rồi mang ra dùng lại sẽ dễ dàng dẫn đến nhầm lẫn đeo mặt dơ bẩn vào trong, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ mặt bên ngoài dơ bẩn tiếp xúc trực tiếp vào mặt. Khi dùng xong, không được vứt bừa bãi mà phải cho vào thùng rác để tránh vi khuẩn có cơ hội phát tán. Trong quá trình dùng, không nên dùng tay sờ mặt bên ngoài của khẩu trang.
Cần mang khẩu trang vừa vặn, không quá chật cũng không quá rộng, nên che kín cả miệng và mũi. Không nên đeo khẩu trang để che miệng rồi che trên mũi hoặc thi thoảng kéo xuống cằm để cười nói.
Đối với khẩu trang vải thông thường, nên đeo loại có 2-3 lớp vải. Chọn khẩu trang có 2 màu, dễ dàng xác định mặt trong và mặt ngoài khi đeo.
Với những khẩu trang vải mua dọc đường, vì không rõ nguồn gốc, chất liệu nên cần giặt sạch trước khi dùng. Trong quá trình dùng, nên giặt với xà phòng mỗi ngày một lần, phơi sấy khô trước khi dùng trở lại, vì nếu không giặt sạch hằng ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu hoặc lan rộng thêm.